Soạn văn bài: Hoán dụ

I. Hoán dụ là gì?

Câu 1: Các từ in đậm trong câu thơ.

  • Áo nâu: chỉ người nông dân.

  • Áo xanh: chỉ người công nhân.

  • Nông thôn: chỉ những người nông dân.

  • Thị thành: chỉ những người công nhân, thương nhân, trí thức, công chức, …

Câu 2: Mối quan hệ

– Người nông dân Việt Nam trước đây thường mặc áo nhuộm nâu.

– Người công nhân làm việc thường mặc áo xanh. Ta cũng gọi là màu xanh công nhân.

– Vùng nông thôn và nơi làm nghề nông, nơi cư trứ của đa số người Việt Nam vốn là nông dân.

– Vùng thị thành có nhiều loại người khác nhau như thương gia, trí thức, các công chức, nhưng trong thế đối ứng của câu thơ thì Công nhân vẫn là đối tượng cần kêu gọi.

Câu 3: Tác dụng của cách diễn đạt này:

– Mối quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong phép ẩn dụ là mối quan hệ giống nhau;

– Mối quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong phép hoán dụ là quan hệ gần gũi, không phải quan hệ giống nhau.

Câu 4: Thử thay thế các từ in đậm trong những câu thơ trên bằng cái mà nó biểu thị (gọi tên), so sánh từ đó rút ra nhận xét về tác dụng biểu đạt của phép hoán dụ.

– Nếu nói Người nông dân cùng với người công nhân – Người nông thôn cùng với người thị thành đứng lên thì so với nguyên văn nghĩa gốc không thay đổi, nhưng sẽ mất đi sự cô đọng, không còn sức gợi hình, gợi cảm như khi biểu thị bằng các hình ảnh hoán dụ.

Xem thêm:  Lấy chủ đề: Tự học mang lại nhiều ích lợi to lớn. Em hãy viết một số đoạn văn bày tỏ những suy nghĩ của mình về vấn đề này

II. Các kiểu hoán dụ

Câu 1:

Bàn tay ta: vốn là một bộ phận mà con người dùng nó để lao động, ở đây dùng để chỉ những người lao động, sức lao động;

Một, ba: vốn là những từ biểu thị số lượng cụ thể, ở đây được dùng để biểu thị chung về số lượng ít (một), số lượng nhiều (ba), không còn mang ý nghĩa số lượng cụ thể, xác định nữa;

Đổ máu: dấu hiệu của sự xô xát dẫn đến thương tích, hi sinh, mất mát; ở đây được dùng để biểu thị thời điểm xảy ra chiến sự, chiến tranh.

Câu 2: Những kiểu hoán dụ:

hoan du - Soạn văn bài: Hoán dụ

Câu 3:

  • Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

  • Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

  • Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

  • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

III. Luyện tập

Câu 1:

Làng xóm ta (chỉ những người nông dân): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng;

Mười năm (chỉ thời gian trước mắt), trăm năm (chỉ thời gian lâu dài): quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng;

Áo chàm (chỉ người Việt Bắc): quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật;

Trái Đất (chỉ những người sống trên trái đất – nhân loại nói chung): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng.

Câu 2: Sự giống và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ:

Xem thêm:  Hãy tả một người em yêu quí

Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

Khác nhau: Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau. Trong khi đó, các sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ phải có những nét tương đồng với nhau.

Ví dụ:

– Hoán dụ:

	Áo chàm đưa buổi phân ly

   Ta có thể hiểu: Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).

– Ẩn dụ:

	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
		                    (Viễn Phương)

   Ở hai câu sau, tác giả Viễn Phương lại sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).

Topics #bà #chiến tranh #con người #lao động #Mộ #Nghĩa #sống #thời gian #Viễn Phương #Việt Bắc