Nghị luận về câu nói Không chịu nỗi đau rứt lá, làm sao có được cành mai đẹp

Bài làm

Trong cuộc sống, thành công đến với bất cứ ai thì chắc chắn họ phải trải qua một quá trình học tập, rèn luyện kiên trì, gian nan, vất vả chứ không hề dễ dàng. Ngay trong giới tự nhiên cũng như vậy, một cây mai muốn có được cành mai nở rộ đúng vào dịp xuân về, Tết đến điểm tô cho không gian ngày xuân thêm đẹp thì mai cũng phải cũng phải chịu đựng nỗi đau rứt lá.

Để có một cành mai đẹp, nghệ nhân trồng mai phải uốn cành tạo dáng trước Tết một khoảng thời gian nhất định, người trồng mai phải ngắt hết lá để dồn chất dinh dưỡng cho hoa phát triển và ra hoa đúng dịp xuân về. Nếu ta hình dung cây mai cũng là một sinh thể có đời sống tâm linh, tình cảm thì khi những chiếc lá bị rứt đi chắc mai cũng phải đau đớn vì đó là một phần của cơ thể mai.Từ hình tượng của cây mai ấy mà ta liên tưởng đến quá trình tu dưỡng phấn đấu của mỗi người để cho bản thân trở thành đóa hoa đẹp gia đình tự hào, Tổ quốc vinh dự thì mỗi người đều phải chịu đựng rất nhiều khó khăn, đau đớn, thất bại trong quá trình khổ luyện lâu dài của bản thân. Chúng ta có thể nhìn vào tấm gương sáng của vận động viên nhảy xa Đặng Thị Thu Thảo đã giành tấm Huy Chương Vàng lịch sử cho điền kinh Việt Nam ở giải đấu lớn ASIAD 2018 vừa qua. Cô xuất thân từ gia đình thuần nông với nghị lực thoát nghèo lớn, cô đã thực hiện hóa ước mơ ấy bằng cách luyện tập kiên trì, ý chí không bỏ cuộc, mơ ước để một ngày có thể bước lên bục vinh quang cho Quốc kì và Quốc ca của Tổ quốc tung bay ngân vọng trên đấu trường Quốc tế thì cô phải trả giá khá đắt khi chấn thương đau đớn trong suốt quá trình tập luyện, bỏ lỡ những cuộc đua chơi với bạn bè cùng trang lứa… Và với sự nỗ lực ấy, cô đã được nhận một thành quả tốt đẹp mà bao nhiêu người mơ ước.

Hay với một hình tượng vĩ đại khác, chính là Bác Hồ – vị lãnh tụ tài ba của đất nước ta. Để thực hiện được tham muốn tột bật là giành lại độc lập tự do cho Tổ Quốc và nhân dân thì Bác phải bôn ba qua nhiều châu lục, làm nhiều công việc vất vả thậm chí là phải chịu đựng cảnh tù đày, tra tấn, sống chết liền kề nhưng Người vẫn nung nấu ý chí cứu quốc mãnh liệt. Từ thực tế đó, Bác đã viết bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” trong nhà ngục ở Quảng Tây, 1942 để động viên mình, động viên mọi người vượt qua gian khó.

“Gạo đem vào giã bao đau đớn

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông

Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”

Khi ta hiểu được muốn có một có một cành mai đẹp, mai phải chịu nỗi đau rứt lá. Vậy thì mỗi chúng ta muốn có một tương lai rạng rỡ, ngay từ thời đang còn là học sinh, ta phải chịu khó chiến thắng mọi khó khăn, đặc biệt là chiến thắng tính lười biếng, nản lòng trong quá trình học tập để cố gắng cho tương lai phía trước. Đến khi chúng ta dấn thân vào con đường lập nghiệp mới mẻ, chắc rằng sẽ có nhiều gian khổ, chúng ta phải có nghị lực, sức mạnh tinh thần, nhịp độ làm việc với môi trường cao, vượt qua cửa ải gian nan tiếp tục cuộc hành trình của mình thì chắc chắn sẽ đến ngày vinh quang.

Xem thêm:  Tóm tắt tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Topics #Bác Hồ #bạn thân #cây mai #chiến thắng #con đường #cuộc sống #đất nước #gia đình #học sinh #học tập #môi trường #ngày xuân #thời gian #ước mơ #ý chí