Giải thích câu nói: Học, học nữa, học mãi của Lê nin – Bài làm 1

Ai cũng biết, việc học là việc rất quan trọng và nó quyết định cuộc đời của mỗi con người chúng ta, đó là một con đường gian khổ và khó khăn nhất để dẫn đến thành công. Học không phải ngày một ngày hai mà vội vàng được, học là học suốt đời, cũng giống như Lê-Nin đã từng nói: “ Học, học nữa, học mãi.”

Theo thời gian, câu nói đó vẫn giữ nguyên giá trị và cũng đã khiến cho con người hiểu được phần nào. Phải khẳng định rằng không có con đường nào mà luôn trải đầy hoa hồng. Học là một cách trau dồi kiến thức để chúng ta biết được những gì diễn ra trong xã hội đời thường, những gì ông cha đã đã nghiên cứu và gây dựng nên . Mọi người ai cũng biết, nguồn kiến thức là vô tận, nó không bao giờ có giới hạn vậy hằng ngày , khi chúng ta cắp sách tới trường học thì đó chính là những bước khởi đầu để đi đến con đường học vấn. Thử so sánh, học như một cánh cửa kì diệu nhưng không có chiếc chìa khóa nào để mở nó ra, vậy chúng ta học đó cũng là chúng ta đang dần dần chế tạo ra chiếc “ chìa khóa” đó và khám phá mọi điều ở bên trong cánh cửa, đó là kiến thức và sự thành công. Giống như một câu truyện mà tôi đã từng học về cuộc nói chuyện của nhà bác học Đác-Uyn và cậu con trai của ông, khi đó ông đã nói:"Bác học không có nghĩa là ngừng học”.Hay như ông Đoàn Tử Quang – một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị: “ Học mãi ”. Có rất nhiều bạn học tốt, nhưng chỉ vì chủ quan rằng học như thế thì đã đủ,đã hơn rất nhiều người rồi nên không cần học thêm nữa, đó là một suy nghĩ tiêu cực, có khi nó sẽ khiến việc học trở nên sa sút. 

 “ Bể học mênh mông tựa đất trời

Khuyên con gắng học chớ ham chơi”

Vâng, “bể học’’ đó mênh mông rộng lớn, chưa một ai đá chinh phục được “ bể học “ đó, cho dù con người có đã thành công, đã có sự hiểu biết cao đến máy nhưng họ vẫn đều phải tiếp tục học và đó là “ Học nữa, học mãi”. Trong thời đại hiện đại như ngày nay, đã có rất nhiều công cụ, thiết bị điện tử được ra đời, đó là kết quả, là những gì mà học hỏi đã tạo nên. Thử hỏi tại sao thời xưa, thời của ông cha ta có rất nhiều người tài giỏi và họ đã khám phá ra biết bao nhiều điều, còn bây giờ: “nhân tài như lá mùa thu” , không phải bây giờ không có người tài giỏi nhưng rất hiếm, bởi vì họ không biết “ Học nữa”. Vậy giá trị của sự “ Học nữa, học mãi “ đã vậy, cứ mỗi giờ trôi qua, mỗi ngày trôi qua thì lượng kiến thức lại càng nhiều, do đó chúng ta cần phải luôn luôn học hỏi. 

Câu nói của Lê-Nin : “Học, học nữa, học mãi ’’- một câu nói hay và ẩn chứa rất nhiều lời khuyên  ý nghĩa và rất thấm thía, vậy chúng ta hãy cố gắng học và tiếp tục học học cho đúng, học, học nữa học mãi , chúng ta là những thành phần của xã hội vậy hãy là  những con người có ích, hãy chính là tâm điểm sáng suốt trong mọi thời đại.

Giải thích câu nói Học, học nữa, học mãi của Lê nin – Bài làm 2

Nguồn học là vô tận và con người đứng trước kiến thức rộng lớn của nhân loại lại trở thành một loài sinh vật bé nhỏ, nó giống như hạt cát giữa sa mạc rộng lớn. Kiến thức là vô tận , nếu con người chúng ta cứ sống mãi trong khuôn phép cứ tự cho mình là tài giỏi thì quả thật là thiệt thòi. Chính vì chúng ta không tiếp thu là tạo cơ hội cho người khác giỏi hơn mình. Như Lê Nin cũng đã có một câu hoàn toàn đúng đắn khi nói về vấn đề này “ Hoc, Học nữa, HỌc mãi”

Vậy theo như chũng ta hiểu câu nói thì đầu tiên chúng ta phải hiểu học là gì? Học chính là tiếp thu chắt lọc những tinh hoa những nét đẹp của văn hóa và tri thức nhân loại , học là học hỏi là rèn luyện và không ngừng trau dồi cho vốn kiến thức hạn hẹp của mình. Học không chỉ có học về những kiến thức về văn hóa xã hội hay khoa học mà còn học cả cách ứng xử cách giao tiếp và đó cả là một văn hóa.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về truyện Con Rồng Cháu Tiên

Một người không thể từ khi sinh ra đã giỏi và đã trở thành một người có vốn kiến thức uyên thâm. Ngay cả những bác học và những thiên tài cho dù họ có thông minh tới mấy nhưng họ không bắt tay vào nghiên cứu thì suy cho cùng họ cũng thất bại. Vậy câu nói của Lê Nin hoàn toàn là đúng đắn. Học không chỉ bó hẹp ở nhà trường từ kiến thức mà thầy cô giáo truyền đạt lại mà còn là cả học ở trong sách vở trong báo chí. Và ngày nay khi công nghệ phát triển mạnh mẽ thì mạng Internet là một nguồn cho chúng ta tham khảo vô cùng bổ ích và lí thú. Nếu chúng ta biết tận dụng thì nó vô cùng có ích không những cho hiện tại mà cả sau này.

Học , học nữa học mãi là cách mà chúng ta không ngừng trau dồi nâng cao nhận thức của bản thân về kiến thức của bản thân mình. Như bác học Đác Uyn một lần được con gái hỏi vì chuyện tại sao cha của cô trở thành bác học mà vẫn thức khuya tôi luyện tìm tòi. Nhưng câu trả lời của ông lại gây một điều bất ngờ đó chính là “ Bác học không có nghĩa là ngừng học”

Như chúng ta thấy có những cuj già những người đã lớn tuổi nhưng ngày ngày vẫn đọc sách vẫn ngâm nga những câu thơ trong những cuốn sách thời xưa. Học không chỉ là tính toán mà nó còn là đọc và chiêm nghiệm. HỌ tuổi già sức yếu nhưng điều đó không có nghĩa là họ dừng lại mọi con đường đi đến với kiến thức.

Ngày nay, bên cạnh những người ngày đêm miệt mài với sách vở với trau dồi rèn luyện cho bản thân thì cũng không ít những người lại chây lười, và bên cạnh đó lại có những người tự cao tự đại không muốn tiếp thu của ai một điều gì và luôn tự cho mình là đúng. Những người như vậy cần phải phê bình và tốt hơn là bản thân họ tự phê bình.

Câu nói của Lê Nin mặc dù trải qua bao nhiêu thời gian nhưng nó vẫn luôn là một câu nói đầy động lực cho bất cứ một con người nào. Học Học nữa HỌc mãi để luôn là người linh hoạt và hiểu biết để bắt kịp với thời đại 

Giải thích câu nói Học, học nữa, học mãi của Lê nin – Bài làm 3

Từ xưa đến nay, con người qua lao động sản xuất đã tiếp nhận được bao nhiêu điều thú vị trên thế giới. Đó cũng là một cách tích luỹ kiến thức. Chẳng những vậy, những kiến thức được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng rất nhiều hình thức như truyền miệng hay sách vở v.v… Vai trò của việc học tập đã được khẳng định từ xa xưa. Chính vì vậy, Lê-nin, một vị lãnh tụ vĩ đại đã có một câu nói rất nổi tiếng. Đó chính là :”Học, học nữa, học mãi”.

 

Câu nói trên chính là một lời khuyên, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Có học mới có được kiến thức, có được kiến thức mới có thể có hành trang để bước vào đời. Cái “học” ở đây không đơn thuần là tiếp nhận kiến thức khoa học mà nó còn là tiếp nhận kiến thức đạo đức, lí lẽ, biết phân biệt tốt xấu. Nó còn thể hiện cần học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi phương diện, từ thầy cô đến bạn bè, từ người lớn tới trẻ nhỏ, bất kì ai cũng đều có những ưu điểm. Chúng ta hãy biết tiếp nhận nó hoàn thiện nó để trở thành ưu điểm của riêng ta. Trong cuộc sống, đạo đức giúp ta có thể giao tiếp chan hoà với mọi người, biết sử dụng ngôn từ nhuần nhuyễn, thành thạo, đầy sức gợi cảm để chiếm được tình cảm mọi người xung quanh. Để đạt được điều đó chúng ta cũng cần sự hỗ trợ về kiến thức khoa học, xã hội. Kiến thức này giúp chúng ta có thể vận dụng trong cuộc sống, từ chữa bệnh đến tính toán, từ xây dựng đến làm mộc. Mỗi loại kiến thức đều giúp ta mở rộng hiểu biết về một lĩnh vực riêng. Như kiến thức toán học giúp chúng ta tính toán dễ dàng, kiến thức văn học giúp ta có thể bay bổng, lãng mạn trong những vần thơ câu văn hay uyển chuyển trong cách dùng từ, kiến thức địa lí giúp chúng ta biết thêm về những miền đất mới, con người mới. Còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa với nhiều điều thú vị, hấp dẫn. Dường như hai loại kiến thức này đều bổ trợ tương xứng cho nhau. Chính vì vậy chúng ta cần tiếp nhận kiến thức trong mọi lúc. Trong mỗi một câu chuyện hay mỗi một lời nói đều ẩn chứa một phần của kiến thức, chúng ta chỉ cần biết hợp những điều mà mắt thấy tai nghe, sự hiểu biết của chúng ta lại thì sẽ có được một khái niệm, một chân lí, một định lí nào đó rồi hãy khắc ghi lại, sẽ có lúc chúng ta cần vận dụng đến. Chính những vốn kiến thức từ bé, tu luyện bồi dưỡng dần cùng thời gian, nó sẽ kết lại thành một khối kiến thức giúp ích cho ta về hiện tại và cả về sau, nó giúp chúng có thể thành đạt trong cuộc sống. Một người nổi tiếng có câu rằng: “Kẻ dốt nát không có nghĩa là kẻ kém trí thông minh mà là kẻ không biết học hỏi, tìm tòi, khám phá, và sẽ mãi là kẻ không có tự do vì trước mặt anh ta mãi luôn là một thế giới xa lạ”.Chính vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ được thế nào là học, học nữa, và học mãi. Đó là những dẫn chứng khá rõ nét phần nào đã thấy được ích lợi, mục đích, giá trị của việc học. Trong thời đại khoa học bây giờ thì nhu cầu về học tập là rất cấp thiết. Và để theo kịp xã hội và cách thích nghi với đời sống văn minh thì lại càng cấp thiết hơn. Cứ mỗi giờ trôi qua, mỗi ngày trôi qua thì lượng kiến thức lại càng nhiều, do đó chúng ta cần phải luôn luôn học. Đó chính là ý nghĩa của ý thứ hai “học nữa”. Còn “học mãi”. Thế giới kiến thức là rất rộng lớn, để tiếp thu, tìm hiểu được hết mọi kiến thức thì chắc hẳn là không thể, thậm chí cả đời người cũng không xong. “Mãi” ở đây là mãi mãi, là liên tục, không dứt. Câu nói trên của Lê-nin-sử dụng cả biện pháp tăng cấp để thể hiện được giá trị việc học tập. Hơn thế nữa, con người đang sống trong kỉ nguyên mới, bên cạnh những quyền lợi khác thì “học tập” cũng là một quyền lợi, đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi người dân, là mục tiêu, yêu cầu mà bất cứ chính quyền nào cũng đặt ra đầu tiên và quan tâm hàng đầu. Và nhiệm vụ của chúng ta là học tập để phục vụ đất nước, vì tương lai của mình gắn liền với tương lai toàn dân tộc nói chung. Một người bác sĩ muốn chữa bệnh cũng phải học tập, kể cả kinh nghiệm lẫn kiến thức. Một người nông dân muốn cày cấy cũng phải học hỏi cách thức từ những người đi trước, có thể là không qua sách vở. Nói cho cùng thì trình độ văn hoá của mỗi con người là rất quan trọng trong cuộc sống và học tập – một lí tưởng cao đẹp lại là nền tảng cho mục tiêu quan trọng ấy. Cuộc sống sẽ luôn thay đổi theo những chiều hướng tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn nếu mỗi con người biết học tập một cách đúng đắn. Như Bác Hồ, một con người gắn liền với nền độc lập nước ta và cũng là con người gần gũi với chúng ta nhất cũng khẳng định rằng học tập là nền tảng cho một đất nước hùng mạnh. Tuy vậy, hiện nay vẫn có một số người vẫn chưa thấm thía được ích lợi từ học tập, họ vẫn cho rằng học chỉ là phương tiện của nhiều mục đích khác nhau. Có người cho là vì tiền, có người lại cho là vì chức quyền. Nhưng không, mục đích của việc học tập là đổi mới con người, xã hội bởi kiến thức, khoác lên cho dân tộc, thế giới một bộ áo văn minh, hiện đại mà mỗi chúng ta chính la người được hưởng thành quả ấy.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về câu nói Cần cù bù thông minh - Văn mẫu lớp 9

Thấm hiểu những ý nghĩa sâu sắc trong câu nói nổi tiếng của Lê-nin ấy cũng chính là đã nhận ra được chân lí của học tập. Chúng ta cần biết học hỏi cho đúng, cho phải, biết chọn lựa mà học, hãy biết chắt lọc những gì tinh hoa nhất mà cảm nhận để những tiêu cực sẽ bị thay thế, tinh cầu này sẽ sống trong văn minh, và mỗi chúng ta sẽ là con người lịch sự, là con người có ích cho xã hội hay chính là tâm điểm sáng suốt trong mọi thời đại.

Giải thích câu nói Học, học nữa, học mãi của Lê nin – Bài làm 4

Đất nước ngày càng phát triển, chúng ta đang tiến lên theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, cần có những người có đầy đủ kiến thức khoa học kĩ thuật, văn hoá… để tiếp xúc với cái mới. Học sinh chúng ta cũng như tât cả mọi người cần phải không ngừng học tập để có trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Lê-nin đã từng nhắc nhở: Học, học nữa, học mãi!. Câu nói đã trở thành một chân lí cho mọi thời đại, mọi thế hệ con người.

Vậy học là gì? Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là cả cuộc đời. Học là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích luỹ kiến thức của thầy cô giáo, của những người đi trước truyền lại, nhằm tăng thêm hiểu biết về mọi mặt trong xã hội. Học ở đây không chỉ đến trường mới học, mà ngay từ nhỏ, khi ta còn sống trong vòng tay của bố mẹ, bố mẹ đã dạy ta học ăn, học nói, học cách cư xử trong cuộc sống. Đến tuổi đi học, chúng ta được học tập theo chương trình của từng cấp học với sự dạy dỗ tận tình của thầy, cô giáo. Bên cạnh những kiến thức học được ở trường, chúng ta còn học qua bạn bè, qua sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng.

Xem thêm:  Tả cảnh hoàng hôn trên quê hương em, trên biển, ở thành phố, ở cánh đồng lớp 6

Kiến thức nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển, có nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cần được giải quyết và tiếp thu, nếu ta không học tập thì sẽ bị lạc hậu, hơn nữa yêu cầu xã hội ngày càng cao, là học sinh, sinh viên… lại càng cần phải học một cách toàn diện, đầy đủ, học lí thuyết gắn với thực hành, vận dụng vào đời sống đế nắm chắc bài học hơn.

Tại sao lại còn phải học nữa và học mãi? Bởi điều ta biết chỉ là giọt nước. điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thoả mãn với bằng cấp mà mình đã có mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy kiến thức của mình thu được quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại, vì thế con người cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn, học để nâng cao năng suất lao động.

Vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết là vì bản thân chúng ta. Nếu không học, chúng ta sẽ không có tri thức, thiếu hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống, kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như ta mong đợi. Người xưa có câu rằng: Nhân bất học bất tri lí; Ấu bất học lão hàn vi. Bởi vậy, chúng ta cần phải học để có trình độ, có kiến thức để có việc làm tốt nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao nhân loại. Thực hiện lời mong muốn của Bác Hồ: Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu. Nếu chúng ta chăm chỉ học tập, rèn luyện thì đó sẽ là những nhân tố tích cực xây dựng đất nước ta giàu đẹp, văn minh, Tố quốc Việt Nam sẽ sánh vai các cường quốc năm châu. Một đất nước ấm no, hạnh phúc thì mỗi gia đình, bản thân chúng ta sẽ được sống đầy đủ, hạnh phúc hơn. Như vậy, học và chỉ có học nữa, học mãi thì đó sẽ là chìa khóa mở cửa mọi khó báu trên đời.

Tóm lại, tuổi chúng ta còn trẻ, chúng ta cần phải tranh thủ học tập tốt. Đừng bao giờ cho rằng học đã đủ mà hãy nhớ rằng cần học nhiều hơn nữa để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Đừng bao giờ hỏi rằng mình đã được những gì mà hãy tự hỏi rằng mình đã học và đã làm gì cho đất nước và đừng quên lời dạy của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi! Hãy xem lời dạy của Lê-nin là kim chỉ nam cho mục đích, phương hướng học tập của chúng ta.

Topics #bố mẹ #Cảm nhận #cơ hội #con đường #con người #cuộc sống #đất nước #hiện đại #hiện nay #hoa hồng #Học học nữa học mãi #học sinh #học tập #lao động #suy nghĩ #thời gian #trường học #văn giải thích #văn học #văn minh #việc học