“Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi với cái đuôi chói lòa rực rỡ”. Trong làng thơ mới, Hàn Mặc Tử là thi sĩ có diện mạo thơ vô cùng phức tạp và bí ẩn. Thơ Hàn có sự đan xen cả những gì thân thuộc, thanh khiết nhất, cả những gì ghê rợn, ma quái, cuồng loạn nhất… Trong thế giới đó, trăng, hoa, nhạc, hương hòa lẫn với linh hồn, yêu ma. Đằng sao diện mạo thơ hết sức phức tạp ấy, ta thấy hằn lên tình yêu mãnh liệt đến đau đớn hướng về cuộc đời. In trong tập “Thơ Điên”, “Đây thôn Vĩ Dạ” là những vần thơ tinh khôi trong trẻo trong gia tài Hàn Mặc Tử mà vẫn ẩn chứa tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời như thế.

“Đây Thôn Vĩ Dạ” bắt đầu câu hỏi khá đặc biệt: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”. Mới đọc, ta ngỡ đây là lời hỏi của Hoàng Cúc hay một cô gái Huế nào đó. Nhưng trong bức thư gửi Hàn Mặc Tử, ta không thấy Cúc hỏi như vậy. Vậy đây là lời tự hỏi lòng mình của Hàn Mặt Tử hay nhà thơ đang tưởng tượng ra một lời hỏi như thế? Dù hiểu theo cách nào thì đây cũng là lời hỏi vọng lên từ trái tim của thi sĩ và chất chứa biết bao nhiêu nỗi niềm. Một nỗi nhớ nhung, da diết, một niềm khát khao trở về khắc khoải, một nỗi tiếc nuối đến ngậm ngùi, xót xa. Chữ “về’ được nhà thơ dùng khá tinh tế. Nhờ chữ ấy mà ta biết, với Hàn Mặc Tử, Vĩ Dạ là nơi chốn thân thuộc, yêu thương gắn bó biết mấy nhưng chớ chêu thay, càng thân thương bao nhiêu thì nỗi nhớ nhung khát khao càng khắc khoải bấy nhiêu

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê

Sau lời tự hỏi lòng mình rất tự nhiên, những kí ức về vườn Vĩ Dạ bỗng thức dậy, ùa về trong tâm tưởng của thi sĩ. Vườn Vĩ Dạ vốn đẹp và rất thơ, qua lăng kính của một tình yêu say đắm và tuyệt vọng, vườn Vĩ Dạ càng lộng lẫy hơn, phút chốc trở thành nơi nên thơ đầy quyến rũ: “Nhìn nắng hàng cao, nắng mới lên”. Vĩ Dạ là xứ sở của cau, những hàng cau thẳng tắp, cao vút vươn mình lên đón nắng ban mai là một nét đẹp làm đắm say bao du khách đến đây. Từng có một thời gian gắn bó với thôn Vĩ, nhớ về Vĩ Dạ ngay lập tưc, những ấn tượng về nắng hàng cao nắng mới lên bỗng ùa về trong trang thơ của Hàn. Hình ảnh “nắng hàng cau mới lên” gần gũi , giản dị mà hội tụ bao vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết của vườn Vĩ Dạ. Nắng mới lên là nắng ban mai, nắng của buổi bình minh dịu dàng, tinh khôi. Lại là thứ nắng đọng trên những tàu cau xanh mướt đẫm sương đêm nên lại càng thêm lung linh, rạng ngời hơn. Hương nắng mới quện với hương cau thoang thoảng dịu ngọt, thanh cao biết mấy. Điệp từ “nắng” gợi hình và tạo nhạc. Có cảm giác từng chùm nắng xuyên qua tàu cau nhảy nhót rồi cứ dâng đầy,dâng đầy khắp mảnh vườn. Cả mảnh vườn chan hòa trong biển nắng lung linh. Từ “nắng” đứng đầu hai vế câu thơ khiến lời thơ du dương, ngân nga như một tiếng reo thầm. Có phải chăng trong khoảnh khắc này, vẻ đẹp thanh khiết lộng lẫy của Vĩ Dạ đã mê hoặc Hàn Mặc Tử khiến thi sĩ quên đi thực trạng đau thương này.

Xem thêm:  Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt

Dưới nắng sớm, vườn VĨ Dạ tắm trong nắng sớm bỗng trở thành chốn nước non thanh tú: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Tính từ “mướt” và hình ảnh so sánh xanh như ngọc đã cộng hưởng tạo nên vẻ đẹp đầy sức lôi cuốn của vườn Vĩ Dạ. Một màu xanh mượt mà, non tơ, óng mả đến nuột nà phủ lên khắp khu vườn. Cả khu vườn tựa như một viên ngọc bích không lồ không chỉ rời rợi sắc xanh mà còn tỏa ra ánh sáng xanh non ấy. Trước vẻ đẹp tinh khôi, thanh tú ấy, thi sĩ không thể kìm nén sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, trầm trồ. Chữ “quá” trong thơ đã dồn nén cảm xúc ấy của thi sĩ. Xong đi liền với sự ngỡ ngàng trầm trồ là nỗi u hoài xót xa. Từ “em” gần gũi thân thương bao nhiêu thì từ “ai” xa vời, mông lung bấy nhiêu. Vườn Vĩ Dạ đẹp lộng lẫy này tưởng như đang hiện ra trước mắt, đang nằm trong tầm tay mà hóa ra lại xa vời vô vùng. Nõ đã thuộc về ai đó, đã thuộc về thế giới ngoài kia. Nó đang tuột khỏi tầm tay mình, nhòa mờ trước mắt mình.

Khép lại khổ thơ đầu tiên là hình ảnh thơ hàm chứa nhiều tầng nghĩa xâu xa: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Hình ảnh thơ này đã châm ngòi cho cuộc tranh luận nảy lửa của giới phê bình nghiên cứu văn học. Người ta đưa ra nhiều cách lí giải khác nhau cho câu thơ này. Tuy nhiên, đặt trong mạch cảm xúc của toàn bài, có thể hiểu câu thơ vừa gợi tả gương mặt của người thôn VĨ và người trở về thôn Vĩ. Trong quan niệm thẩm mĩ của người dân xứ Huế, mặt chữ điền là gương mặt của người phụ nữ phúc hậu, đoan trang:

Xem thêm:  Tả cảnh một buổi sáng trên cánh đồng lớp 5 hay ngắn gọn

Mặt em vuông tựa chữ điền

Da em thì trắng, áo xanh mặc ngoài

Lòng em có đất, có trời

Có câu nhân nghĩa, có lòng thủy chung

Hiểu thư thế, hình ảnh lá trúc che ngang mặt chữ điền gợi lên vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng, kín đáo, e ấp của người cô gái Huế. Lại có thể hiểu mặt chữ điền ở đây là gương mặt của người trờ về thôn Vĩ, và người đó không ai khác ở đây chính là Hàn Mặc Tử. Có thể, Hàn Mặc Tử chợt bồi hối nhớ lại cái ngày xa Huế, tập gái quê tìm đến nhà Hoàng Cúc ở Vĩ Dạ mà chỉ dám đứng ngoài vén cành trúc ngóng vọng vào mà thôi. Cũng có thể thi sĩ tưởng tượng ngày được trở về thôn Vĩ nhưng cũng có khác nào kí ức xưa, chỉ dám vé cành trúc che ngang khuôn mặt mà lặng ngắm khu vườn thần tiên. Hàn Mặc Tử thường chi dám trở về cuộc đời một cách vụm trộm, thầm kín hư vậy. Ẩn trong hình ảnh thơ là cả niềm yêu đời mãnh liệt của một tâm hồn trĩu nặng mặc cảm chia lìa, bị cự tuyệt.

Với Hàn Mặc Tử, vườn Vĩ Dạ chẳng khác nào một thiên đường, một mảnh vườn địa đàng không còn thuộc về mình nữa. Trở về Vĩ Dạ bỗng trở thành một ước muốn quá tầm với, một khát khao quá tầm tay. Cảnh đẹp lộng lẫy mà tình buồn xót xa.

Topics #Cảm nhận #Đây thôn Vĩ Dạ #Hàn Mặc Tử #văn biểu cảm